Quả khu mấn là gì? Trốc tru là gì? Các từ địa phương tỉnh Nghệ An

Nếu bạn là người miền Bắc hoặc miền Nam thì ắt hẳn sẽ cảm thấy tò mò về “quả khu mấn” mà những người dân ở tỉnh Nghệ An thuộc khu vực miền Trung thường hay nhắc đến. Không những vậy họ còn xem nó là đặc sản ở xứ này. Vậy quả khu mấn là gì? Tại sao người dân ở đây lại gọi nó là đặc sản? Liệu nó có phải là trái cây hay không? Để giải đáp được những thắc mắc này mời bạn theo dõi tiếp những thông tin mà mình chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé.

Quả khu mấn là gì? Thật ra, “quả khu mấn” ở đây vốn không phải là loại trái cây hay đặc sản nào cả mà nó là một từ tiếng lóng của người dân ở xứ Nghệ An. Theo từ ngữ địa phương của người ở đây thì cụm từ “khu mấn” nghĩa là mông và váy được người dân dùng để trêu ghẹo, trêu đùa phần mông váy vừa xấu vừa bẩn. Nhưng theo nghĩa bóng thì “khu mấn” lại mang hàm nghĩa ám chỉ về thái độ hay việc làm mà người nói vốn không thích đối với đối tượng đó.

Quả khu mấn là gì?

Ở tỉnh Nghệ An, người dân thường hay gọi “quả khu mấn” là đặc sản. Khi có bạn bè từ xa hay khách du lịch đến chơi thì mọi người lại trêu đùa nhau là mời ăn loại quả này. Đối với những người chưa từng nghe đến hay biết đến thì chắc chắn sẽ cảm thấy ngơ ngác về loại trái cây kỳ lạ này.

Vậy quả khu mấn là gì? Nó có phải trái cây hay không? Câu trả lời thật ra là không, vốn dĩ ở Nghệ An không có một loại quả hay trái cây nào tên “khu mấn” cả. Mà “khu mấn” ở đây là một cụm từ lóng dùng để chỉ phần mông váy vừa xấu vừa bẩn và nó còn được dùng theo nghĩa bóng để miêu tả giá trị của việc làm, thái độ với đối tượng mà người nói vốn không thích.

Để hiểu rõ hơn thì bạn có thể tham khảo thêm những ví dụ sau:

Ví dụ 1:

A: Ê ngày mai đi xem phim với tao nha!

B: Khu mấn.

Trong trường hợp này, “khu mấn” được dùng với ý nghĩa không thích hoặc từ chối một điều gì đó.

Ví dụ 2:

A: Ê nghe nói nhà mày chuẩn bị xây mới phải không?

B: Có cái khu mấn ấy.

Trong trường hợp này, “khu mấn” được dùng với y nghĩa là “nghèo” hoặc ý nói “nhà nghèo, “nhà chả có gì”.

Qua những phân tích trên thì tùy vào hoàn cảnh, ngữ cảnh mà cụm từ “khu mấn” sẽ mang hàm nghĩa khác nhau. Cho nên, bạn cần phải lưu ý sử dụng cụm từ này sao cho phù hợp với từng ngữ cảnh nhé.

Tìm hiểu về nguồn gốc của quả khu mấn

Kể về nguồn gốc của “quả khu mấn” thì nó bắt nguồn từ những năm 60, 70 của thế kỷ thứ 20 tại vùng đất Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An – Hà Tĩnh) thuộc miền Trung nước ta. 

Vào thời đó, các chị em phụ nữ khi đi làm nông thường hay mặc những loại váy đen thô được may dài đến tận mắt cá chân. Sau những giờ làm việc vất vả thì họ sẽ có thói quen ngồi dưới đất để nghỉ ngơi và nói chuyện với nhau. Do các loại váy thời xưa được làm từ vải thô nên nó rất dễ dính bẩn nên khi chị em ngồi càng lâu thì phần mông váy sẽ càng dơ và luộm thuộm. 

Đây là một hành động quen thuộc của những người nông dân làm việc đồng áng vì khi đi làm nông về ai ai cũng bị dính bẩn và thấm mệt. Cho nên họ sẽ “bạ đâu ngồi đấy”, không quan tâm đó là vệ cỏ, bãi cát hay bãi đất, miễn sao cảm thấy thoải mái là được.

Theo tiếng địa phương ở tỉnh Nghệ An thì “khu” nghĩa là “mông” còn “mấn” nghĩa là “váy”. Vì vậy, cụm từ “khu mấn” ở đây là dùng để chỉ phần mông váy vừa xấu, vừa bẩn. Về sau thì người người dân Nghệ An thường hay dùng “khu mấn” trong giao tiếp hằng ngày và cụm từ này lại có nhiều nghĩa bóng hơn (như không tốt, không thích, không ra gì…) tùy vào từng ngữ cảnh mà mình sử dụng.

Trốc tru là gì?

Tương tự như “khu mấn” thì “trốc tru” cũng là một dạng từ lóng của người dân Nghệ An. Đặc biệt, cụm từ này lại đang trở thành trào lưu của giới trẻ ngày nay và được lan truyền rộng rãi trên các trang MXH. Nó được tạo nên bởi hai từ đơn và mang hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc:

- “Trốc” được dùng để chỉ cái đầu.

- “Tru” được dùng để gọi con trâu.

Như vậy, cụm từ “trốc tru” có nghĩa là đầu trâu và nó được dùng để ám chỉ những người có tính cách nghịch ngợm, bướng bỉnh, lì lợm, không chịu lắng nghe hay tiếp thu lời nói, ý kiến của người khác. Tuy nhiên, “trốc tru” vốn không mang ý nghĩa tiêu cực để chỉ trích hay gay gắt như mọi người hay nghĩ. Thật ra, nó được dùng với ý nghĩa nhẹ nhàng hơn và thường được mang ra để trêu đùa nhau chứ không hề có ý xấu.

Các từ địa phương tỉnh Nghệ An được dùng nhiều nhất

- Ả = Chị.

- Ả nậy = Chị cả.

- Ắc lề = Khủy chân.

- Bâu = Túi quần, áo.

- Be = Chai, lọ.

- Chóe = Cái chum.

- Chộ = Nhìn thấy, bắt gặp.

- Cộ = Cũ kỹ.

- Cởi lổ = Trần truồng, không mặc quần áo.

- Dènh = Để dành.

- Du = Con dâu.

- Dồi = Ném.

- Dú = Dấu diếm.

- Enh = Anh.

- Hò/họ = Dừng lại.

- Hại = Sợ sệt, hãi hùng.

- Khun lỏi = Khôn lỏi.

- Khi túi = Tối qua.

- Mô = Đâu.

- Mi = Mày.

- Mần = Làm.

- Ló = Cây lúa.

- Nhác = Lười biếng.

- Hầy = Nhỉ.

- Ri = Thế này.

- A ri = Như thế này.

- Nớ = Ấy.

Tổng hợp một vài câu tiếng Nghệ An phổ biến nhất

- Ri là răng mi = Thế này là sao mày?

- Răng con nỏ nghe lời mệ = Sao con không nghe lời mẹ?

- Rứa mi đi nhời với o nở chưa = Mày đi chơi với cô ấy chưa?

- Mi mần ăn a ri đó = Mày mần ăn như vậy đó.

- Mềnh nỏ biết ung nạ = Mình không biết bạn ạ.

- Nhà choa mới mua cun tru cấy = Nhà bọn tao mới mua con trâu cái.

- Hắn mần như ẻ = “Hắn mần không ra gì” hay “hắn làm không được cái tích sự gì”.

- Chì hi ri mi hè = “Cái gì vậy mày?” hay “gì thế vậy mày?”.

- Đêm ni tau đến nhà em nớ = Đêm nay tao đến nhà em đó.

Qua bài viết trên chắc bạn cũng đã biết được “quả khu mấn là gì?” và những thắc mắc xoay quanh nó rồi phải không nào? Có thể bạn cũng biết, mỗi vùng miền ở đất nước Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng và một số phương ngữ khác nhau tạo nên sự phong phú về đời sống văn hóa tinh thần. Mong rằng những thông tin mà mình chia sẻ sẽ bổ sung thêm cho bạn những kiến thức bổ ích để có thể áp dụng nó vào đời sống của mình nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những câu nói thấm về đời sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn

Tháng 11 cung gì? Giải mã về tính cách, tình yêu và sự nghiệp